Quy cách đóng gói thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc bảo quản, giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng, hình thức thực phẩm không bị hư hỏng bởi những tác động từ bên ngoài. Để đạt được những điều này, các đơn vị đóng gói cần phải tuân thủ theo các quy cách đóng gói thực phẩm được đề ra cho từng loại bao bì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Thực phẩm thường được đóng gói trong những loại bao bì nào?
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, loại thực phẩm cần được đóng gói. Bao bì đóng gói thực phẩm được chia thành một số loại như sau:
- Bao bì đóng gói phân theo từng loại thực phẩm như là: Kẹo cứng, kẹo mềm, bánh ngọt, nước uống có ga, sữa, đường, bia hay ngũ cốc…
- Bao bì thực phẩm phân loại theo tính năng gồm có: Các loại bao bì vô trùng, bao bì chịu nhiệt, bao bì chịu lực…
- Bao bì thực phẩm phân loại theo chất liệu: In hộp giấy đựng thức ăn, thủy tinh, nhựa, thép, hay nhôm…
Các quy định cụ thể về bao bì dùng để đóng gói thực phẩm
Một số các quy định về bao bì đóng gói thực phẩm cụ thể như:
Chất liệu dùng để sản xuất bao bì thực phẩm: Chỉ sử dụng những chất liệu được cấp phép dùng để sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm. Khi sản xuất phải phải tuân thủ theo các yêu cầu về hàm lượng, các chất kim loại nặng nếu có trong thành phần chất liệu để đảm bảo an toàn cho người dùng..
Màu dùng để in ấn bao bì đóng gói thực phẩm: Màu in bao bì đóng gói thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng an toàn vệ sinh. Chỉ được dùng những loại phẩm màu được phép dùng trong một hàm lượng nhất định và phải tuyệt đối an toàn, không độc hại hay có khả năng gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tin liên quan: Chi tiết quy cách đóng gói sản phẩm may mặc
Quy cách đóng gói thực phẩm theo từng loại cụ thể
Thực phẩm được bảo quản trong nhiều loại bao bì khác nhau như hộp giấy, hộp sắt, chai lọ nhựa, chai lọ thủy tinh, bao bì nilon…Mỗi loại bao bì đóng gói đều sẽ có quy cách đóng gói riêng. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy cách đóng gói thực phẩm được đựng trong từng chất liệu bao bì khác nhau.
Quy cách đóng gói thực phẩm đựng trong chai lọ thủy tinh
Khi đóng gói thực phẩm được đựng trong chai lọ thủy tinh. Đơn vị đóng gói nên chọn loại hộp giấy có độ bền cao, chịu lực tốt để hạn chế sự va đập làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
Thùng/hộp dùng để đóng gói thực phẩm đựng trong chai lọ thủy tinh dễ vỡ cũng nên dùng các loại thùng có từ 5 – 7 lớp để đảm bảo hàng hóa bên trong được bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc áp dụng các máy đóng gói tự động sẽ là một giải pháp rất đáng để cân nhắc giúp tối ưu quy trình hơn. Chi tiết tại: https://maydonggoi.com.vn/
Quy cách đóng gói thực phẩm đựng trong hộp giấy
Đối với một số loại thực phẩm khô được đựng trong hộp giấy. Khi đóng gói sản phẩm vào thùng, hộp lớn để bảo quản, hoặc vận chuyển đi tiêu thụ ở các địa điểm khác. Đơn vị đóng gói cũng cần hết sức lưu ý và cần thận.
Thông thường, những mặt hàng đựng trong hộp nhựa có trọng lượng khác nhẹ. Khi đóng gói có thể sử dụng thùng, hộp có độ dày khoảng 3 – 5 lớp để bảo vệ thực phẩm bên trong không bị va chạm làm ảnh hưởng đến chất lượng, hình thức bên ngoài.
Nên sắp xếp thực phẩm đựng trong hộp thật ngay ngắn để hạn chế sự chuyển động, di chuyển. Nên lấp đầy các khoảng trống của thùng sau khi đóng gói để hàng hóa được bảo vệ tối đa.
Quy cách đóng gói hàng hóa đựng trong hộp sắt/thiếc
Hộp sắt. thiếc là chất liệu có độ bền rất cao. Khi sử dụng để đựng, bảo quản thực phẩm sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Mặc dù hộp sắt/thiếc có độ bền cao, tuy nhiên cũng rất dễ bị móp méo khi bị va chạm hay tác động lực.
Vậy nên, khi đóng gói hàng hóa, thực phẩm được đựng trong hộp thiếc. Đơn vị đóng gói cũng cần phải lưu ý, bao bọc bên ngoài hộp một lớp túi khí, túi xốp để chống sốc. Hạn chế sự va chạm làm ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của hộp thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về quy cách đóng gói thực phẩm theo từng loại chất liệu dùng để đựng thực phẩm. Hy vọng, những chia sẻ cụ thể trên đây của inanhop.com sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. Nắm được quy cách đóng gói thực phẩm đúng tiêu chuẩn để giúp hàng hóa, thực phẩm không bị ảnh hưởng, tác động trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ