Nhập khẩu hàng hóa là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có nguyên liệu đầu vào để áp dụng vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Quy trình nhập khẩu hàng hóa gồm khá nhiều giai đoạn, nhiều nghiệp vụ khác nhau. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ quy trình nhập khẩu một lô hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam để xử lý được khi gặp sự cố ở bất kì công đoạn nào
Quy trình nhập khẩu hàng hóa một lô hàng
Bước 1: Tìm nhà xuất khẩu và xem xét giá
Điều đầu tiên bạn cần phải biết doanh nghiệp của bạn nhập khẩu những loại hàng hóa như thế nào? Những thông số cần thiết để bạn có thể nhập khẩu hàng hóa
Về hàng hóa bạn cần chuẩn bị những thông cơ bản: tên hàng hóa, chất lượng hàng hóa, quy cách trang thiết bị, máy đóng gói, giá cả và thời gian sản xuất hàng hóa cũng như hàng của bạn đã có nhiều trên thị trường chưa
Doanh nghiệp xuất khẩu: Quy mô công ty như thế nào? Những địa chỉ liên hệ cũng hoạt động công ty đó như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin cơ bản thì doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch đặt hàng.
Bước 2. Đặt hàng
Bạn cần có giấy đặt hàng gửi cho nhà xuất khẩu. Trong thư gửi cần có những thông tin chính như sau:
Thông tin nhà nhập khẩu (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
Thông tin nhà xuất khẩu (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
Thông tin hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền)
Điều kiện và phương thức thanh toán
Bước 3. Lên hợp đồng và xác định ngày lên tàu.
Bản hợp đồng bạn nên chú ý những điều kiện như sau:
Tên hàng, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL.
Nguồn gốc: Thông tin này quan trọng. Vì một số trường hợp hải quan bắt buộc có giấy tờ này
Điều khoản thanh toán: tùy vào thời gian và địa đểm giao hạn bạn nên chọn điều kiện thanh toán sao cho phù hợp
Xác định ngày lên tàu: một số thông tin quan trọng để bạn có thể kiểm soát hàng hóa trong vận chuyển.
Bước 4. Nhà xuất khẩu đóng hàng và giao hàng tại cảng.
Bạn nên kiểm tra về quá trình xuất khẩu hàng hóa, thời gian và đóng bao nhiêu….
Bước 5. Vận chuyển quốc tế
Phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng hàng không hay đường biển
Những thông tin cần thiết để bạn kiểm soát hàng.
Tên hãng vận tải, Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần, Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?, Thời gian muộn nhất giao hàng làkhi nào?, Ngày đi/ngày đến, Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship), Cảng đi/cảng đến
Bước 6. Thanh toán quốc tế:
Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng giữa hai bên.
Bước 7. Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại VN.
Chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản để tiến hành thông quan
Bước 8. Lấy hàng và đưa hàng về kho, hoàn tất thủ tục giao hàng cho khách.
Nếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa hay làm thủ tục hải quan khó khăn bạn có thể liên hệ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói, dịch vụ vận chuyển nội địa uy tín để nhờ họ đại diện thay bạn lo về các vấn đề này.
Trên đây inanhop.com đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về quy trình nhập khẩu hàng hóa mà doanh nghiệp nên biết, hi vọng sẽ giúp ích được cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp bạn