Tiền là phương tiện được sử dụng với mục đích phục vụ trao đổi, giao thương hàng hóa, dịch vụ của một đất nước hay nền kinh tế. Là một công cụ gắn liền với đời sống, vậy đã bao giờ bạn tự hỏi công nghệ in tiền được áp dụng như thế nào chưa? Cùng In Ấn Hộp chúng tôi tìm hiểu qua qua bài viết sau đây
Thực tế thì công nghệ in tiền là bí mật của mỗi đất nước, nhưng về cơ bản quy trình in là tương tự nhau, chỉ khác nhau nằm ở họa tiết cũng như một số vấn đề an ninh khác. Vì thế, chỉ cần hiểu được quy trình in ở một nước, chúng ta sẽ cũng sẽ hiểu biết được tổng quan công nghệ này đối với các nước còn lại.
Quy trình công nghệ in tiền giấy ở Mỹ
Mỗi năm, Cục in ấn Mỹ sản xuất khoảng 10 tỷ tờ tiền, có nghĩa là hơn 26 triệu tờ mỗi ngày. Công đoạn đầu tiên của quy trình in tiền là chọn lựa giấy. Ở Mỹ, tất cả giấy để in tiền đều được cung cấp bởi một đơn vị có từ năm 1879 với loại giấy có 75% là cotton và 25% vải pha trộn. Dải huỳnh quang an ninh, hình mờ và sợi xanh, đỏ sẽ được nhúng vào giấy tại thời điểm sản xuất. Toàn bộ sợi giấy sẽ được làm phẳng siêu láng để mang lại độ mịn cho tiền.
Sau đó là ba công đoạn chính trong công nghệ in tiền giấy: In offset kết hợp thạch bản, in chìm và cuối cùng là in dập sắp chữ. Quy trình đầu tiên là in offset kết hợp thạch bản, nơi mặt trước cũng như mặt sau tờ tiền được in cùng một lúc. Loại máy in KBA Simultan được sử dụng để in tiền ở Mỹ có khả năng in 8 màu mỗi mặt. Thiết bị này có thể cho ra 10.000 bản in với 32 tờ tiền mỗi bản, hiểu đơn giản là 320.000 tờ tiền mỗi giờ.
>>Tin liên quan: Công nghệ in ốp lưng điện thoại
Các bản tiền sau quá trình in offset sẽ được làm khô trong vòng 72 giờ trước khi đến với quy trình in chìm. Mặt sau của tờ tiền sẽ được in thô nhờ vào bản khắc trước.
Nếu như trước khi phần lớn các bản khắc đều được làm bằng tay thì trong thời gian sau này việc chế tạo bản khắc đã được kỹ thuật số hóa. Kỹ thuật mới dùng các bản nhựa phủ ánh sáng có khả năng truyền điện đặt trong bồn niken để niken dính vào bản nhựa này.
Ngoài ra, các bản khắc độc lập được tập hợp để sửa lại những sai sót. Cục in ấn Mỹ có hai thiết bị in chìm trong đó một máy có khả năng phun mực trực tiếp, máy còn lại dùng hệ thống phun mực gián tiếp. Bề mặt tờ tiền cũng được in chìm với các chức năng bảo mật đặc biệt.
Sau cùng, các tờ tiền được cắt ra khỏi bản rồi được đóng số seri cũng như đóng dấu thông qua việc in dập sắp chữ. Chỉ khi đã trải qua quá trình này thì đồng tiền mới được coi là có thể sử dụng được.
Tiền sau khi được in hoàn thành sẽ được bó lại thành từng mỗi bó 1.000 tờ, 4 bó sẽ tạo thành 1 gói tiền rồi 40 gói tiền sẽ được xem là một pallet.
Các pallet này được đặt trong hầm dự trữ liên bang trước khi được chuyển đến ngân hàng liên bang trong các xe bọc thép. Quá trình này đã được nhiều nhà làm phim Hollywood lấy làm đề tài để cho ra nhiều bộ phim hành động hấp dẫn
Quy trình công nghệ in tiền polymer
Quy trình in tiền polymer ra mắt đầu tiên năm 1988 tại Australia, rồi dần phát triển ra nhiều nước. Tiền polymer thường được làm từ 3 lớp, gồm một lớp phim rồi đến một lớp giấy nền và cuối cùng phủ mờ cùng vecni. Tại Australia, lớp phim của tiền polymer được làm ra thông qua quá trình làm nóng chảy nhựa tổng hợp gốc dầu mỏ cũng như thổi vào luồn khí nén áp suất lớn để cho ra màng nhựa dạng bong bóng.
Sau khi được hút bỏ hết không khí, màng nhựa sẽ được tiến hành cán phẳng thành phim trong suốt. Lớp nền sau đó được in lên phim với hoa văn, họa tiết đặc biệt của từng đất nước. Sau cùng, tờ tiền đã có họa tiết sẽ được tráng một lớp mờ và vecni nhằm tăng độ bền mực in. Hiện nay, tiền polymer là loại tiền duy nhất dùng công nghệ in tiền cao cấp để làm hình ẩn có tác dụng chống làm giả.
Để một tờ tiền ra đời, phải trải qua rất nhiều công đoạn trong công nghệ in tiền hiện đại. Có thể nói trước khi đến được tay người sử dụng, những tờ tiền đã trải qua một quá trình thực sự thú vị, từ lúc chỉ là một tờ giấy, một tấm nhựa đơn giản không hơn không kém đến khi trở thành một vật phẩm giá trị trên tay người dùng.